Hợp chất thực vật (phytonutrients hoặc phytochemicals) là những chất tự nhiên có trong thực vật, không phải vitamin hay khoáng chất, nhưng lại có hoạt tính sinh học cao. Chúng giúp thực vật tự bảo vệ khỏi côn trùng, tia UV, bệnh hại, và khi vào cơ thể con người, chúng giúp:

  • Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào
  • Chống viêm
  • Hỗ trợ miễn dịch
  • Ngăn ngừa bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường.

Hiện có hơn 25.000 loại hợp chất thực vật được biết đến, trong đó dưới đây là các nhóm quan trọng và phổ biến nhất:

1. nhóm Polyphenol

Polyphenol là một nhóm lớn các hợp chất thực vật tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào, giảm viêm, hỗ trợ tim mạch và ngăn ngừa lão hóa. 

Trong polyphenol, nhóm nổi bật và phong phú nhất là: Flavonoid – chiếm phần lớn tổng lượng polyphenol trong chế độ ăn, gồm các phân nhóm như: Flavonol (quercetin, kaempferol); Anthocyanin; Isoflavonoid (isoflavone trong đậu nành).

Ngoài flavonoid, polyphenol còn bao gồm:

Phenolic acid (như chlorogenic acid, caffeic acid, ferulic acid)

Stilbene (resveratrol trong nho đỏ, rượu vang)

Lignan (trong hạt lanh, ngũ cốc, rau xanh)

Chlorogenic Acid
Chlorogenic Acid
resveratrol
Resveratrol
lignans
Lignans
isoflavone
Isoflavone
quercetin
Quercetin
catechin
Catechin
anthocyanin (2)
Anthocyanin

2. carotenoid

Carotenoid là sắc tố trong thực vật tạo nên màu sắc tươi sáng của rau và trái cây, quan trọng cho sức khỏe mắt, da và hệ miễn dịch.

Các loại nổi bật:

beta-carotene
Beta-carotene
Lutein & Zeaxanthin
Lutein & Zeaxanthin
lycopene
Lycopene

3. Nhóm hợp chất thực vật chứa lưu huỳnh

Các hợp chất thực vật chứa lưu huỳnh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hỗ trợ giải độc gan, kháng viêm, kháng khuẩn, và đặc biệt là phòng ngừa ung thư.

Các hợp chất này thường có mặt trong những loại rau củ có mùi hăng đặc trưng, như rau họ cải (bông cải xanh, cải xoăn…), tỏi, hành, hành tây, hẹ…

Sulforaphane
Sulforaphane
Glucosinolate
Glucosinolate

4. Các loại phổ biến khác

tanin
Tannin
Lên đầu trang